Mục lục

1. Hủ nữ xuyên tiên hiệp

Chương 1

Chương 2

Chương 3

Thứ Sáu, 21 tháng 3, 2014

Phương pháp lớn




LỜI MỞ ĐẦU

Mỗi một phương pháp giảng dạy dù cổ điển hay hiện đại đều nhấn mạnh lên một khía cạnh nào đó của cơ chế dạy - học hoặc nhấn mạnh lên mặt nào đó thuộc về vai trò của người thầy và không có một phương pháp giảng dạy nào được cho là lý tưởng. Mỗi một phương pháp đều có ưu điểm của nó do vậy người thầy nên xây dựng cho mình một phương pháp riêng phù hợp với mục tiêu, bản chất của vấn đề cần trao đổi, phù hợp với thành phần nhóm lớp học, các nguồn lực, công cụ dạy-học sẵn có và cuối cùng là phù hợp với sở thích của mình.
Các phương pháp phát huy tính tích cực chủ động , sáng tạo của học sinh với sự tổ chức và hướng dẫn đúng mức của giáo viên trong việc phát hiện và giải quyết vấn góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, tạo niềm vui và hứng thú trong học tập khi học sinh tự khám phá được kiến thức thì học sinh dễ nhớ và nhớ lâu hơn. Một trong những phương pháp đó là phương pháp dạy học theo nhóm.
Làm việc theo nhóm là một trong những phương pháp dạy học được áp dụng trong đổi mới phương pháp dạy học : phát huy tính tích cực của người học, dạy học hướng về người học. Giảng dạy dựa trên phương pháp làm việc theo nhóm là một phương pháp sư phạm mà theo đó, lớp được chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm được phân công giải quyết một công việc cụ thể hướng tới một nội dung công việc chung lớn hơn; kết quả của từng nhóm sẽ được trình bày  để thảo luận chung trước khi giáo viên đi đến kết luận cuối cùng.




1. Bản chất của phương pháp dạy và học theo nhóm :
Trong thời đại ngày nay, khi khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển thì yêu cầu làm việc theo nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết. Đơn giản là vì không ai hoàn hảo, dạy và học, làm việc theo nhóm có thể tập trung những mặt mạnh của từng người và bổ sung, hoàn thiện cho nhau những điểm yếu.
Dạy và học theo nhóm đòi hỏi giảng viên phải chuẩn bị kĩ lưỡng kế hoạch dạy học, lựa chọn những nội dung thực sự phù hợp với hoạt động nhóm và thiết kế được các hoạt động giúp người học lĩnh hội, khám phá kiến thức mới một cách tốt nhất và hoàn thiện nhất trong mọi lĩnh vực của đời sống.
Tổ chức dạy học nhóm là một hình thức dạy học mới. Đó là một trong những hình thức thực hiện tốt việc dạy học phát huy tính tích cực và tương tác của học sinh. Với hình thức này, người học được hấp dẫn, lôi cuốn vào các hoạt động học, thu lượm kiến thức bằng chính khả năng của mình với sự giúp đỡ, hướng dẫn của các giáo viên và sự hợp tác với người khác mà đạt được.
Phương pháp dạy học theo nhóm được sử dụng nhằm khai thác vốn kiến thức mà người học đã tích luỹ, những hiểu biết thực tế trong đời sống hoặc vận dụng kiến thức vào cuộc sống lao động sản xuất.





2. Phương pháp dạy và học theo nhóm có những ưu điểm :
+       Làm việc theo nhóm là một cách học cho  phép tất cả các thành viên trong nhóm giải quyết một cam kết làm việc được mô tả rõ ràng, không được giảng viên dẫn dắt trực tiếp mà chỉ nhờ vào sự hợp tác chặt chẽ và phân công công việc trong nhóm nhỏ. Phương pháp này thích hợp cho việc trao đổi trong nhóm, đưa ra những cách thức giải quyết đầy tính sáng tạo; kích thích sự hợp tác của tất cả các thành viên trong nhóm cùng tham gia vào việc giải quyết một vấn đề.
+       Hoạt động hợp tác trong nhóm sẽ làm cho từng thành viên quen dần với sự phân công hợp tác trong lao động xã hội, hiệu quả học tập sẽ tăng lên nhất là lúc phải giải quyết những vấn đề gây cấn, lúc xuất hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành công việc.
+       Trong hoạt động hợp tác, mục tiêu hoạt động là của toàn nhóm, nhưng mỗi cá nhân được phân công một nhiệm vụ cụ thể, phối hợp nhau để đạt mục tiêu chung: Mô hình hợp tác trong xã hội đưa vào đời sống học đường có tác dụng chuẩn bị cho học sinh thích ứng với đời sống xã hội trong đó mỗi người sống và làm việc theo sự phân công hợp tác với tập thể cộng đồng.
+       Tất cả các thành viên trong nhóm đều có cơ hội tham gia chia sẻ ý kiến và kinh nghiệm của mình với cả nhóm. Trong quá trình quan sát các nhóm làm việc giáo viên có thể thay đổi cấu trúc của nhóm để tạo cơ hội cho các thành viên có dịp trao đổi nhiều người với nhau, kích thích sự giao tiếp, chia sẻ tư tưởng và cáh giải quyết vấn đề, khích lệ mọi thành viên tham gia học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, phát triển được các mối quan hệ và quan tâm đến nhau.
+       Những kỹ năng và sự hiểu biết của cả nhóm có ích lợi lớn đối với từng cá nhân. Tuy nhiên, lợi ích lớn nhất của mô hình đội nhóm là tận dụng mọi nguồn lực chung của nhóm. Kỹ năng của mỗi cá nhân và sự tự giám sát của nhóm sẽ tạo điều kiện cho việc hoàn thành mục tiêu một cách tốt nhất. Thậm chí, với những vấn đề có thể được xử lý bởi một cá nhân, thì việc giao cho đội nhóm giải quyết vẫn có những ích lợi riêng: thứ nhất là việc tham gia của nhóm sẽ tăng khả năng quyết định và thực hiện, thứ hai là có những vấn đề mà nhóm sẽ có khả năng phân tích rõ hơn chỉ một cá nhân riêng lẻ. 
+       Ích lợi của mô hình làm việc nhóm còn được thể hiện qua sự hoàn thiện bản thân của mỗi thành viên tham gia. Qua việc tham gia thảo luận về quyết định của nhóm, qua việc tham gia tìm hiểu mục đích và văn hoá nhóm, mỗi người sẽ có khả năng giải quyết những vấn đề liên quan đến công việc. Từ góc độ cá nhân, mỗi người có thể phát huy được khả năng tiềm tàng của mình. Bởi vì nhóm có thể tạo môi trường làm việc tập thể - nơi mỗi cá nhân đều được giao trách nhiệm và có quyền hạn, nơi mà sự tin tưởng và sẻ chia được đặt lên hàng đầu - nên có thể khuyến khích mọi người làm việc nhiệt tình hơn.
+       Làm việc theo nhóm thỏa mãn nhu cầu học tập cá nhân, phù hợp với việc học hướng tới người học; khuyến khích sự độc lập tự chủ, người học có thể đưa ra những giải pháp, cách biểu đạt riêng cho vấn đề nào đó. Trong làm việc theo nhóm các thành viên tham gia có cơ hội đưa ra quan điểm của mình đối với chủ đề thảo luận, mặt khác ở đó cũng đòi hỏi tăng cường tư duy độc lập và trao đổi lẫn nhau trong nhóm.
+       Giảng dạy dựa trên phương pháp làm việc theo nhóm nâng cao được tính trách nhiệm của từng thành viên trong nhóm. Do mỗi thành viên trong nhóm được phân công thực hiện một vai trò nhất định, một công việc và trách nhiệm cụ thể. Các thành viên trong nhóm không thể trốn tránh trách nhiệm hoặc dựa vào công việc của người khác. Trách nhiệm của mỗi thành viên là yếu tố quyết định việc thành công hay thất bại của nhóm. Hay nói cách khác, việc tổ chức dạy học theo nhóm không phải là hình thức nhằm thay thế học tập cá nhân mà là để giúp cá nhân thực hiện nhiệm vụ học tập của mình thông qua trao đổi, thảo luận với các thành viên cùng học.
+       Trong khi thực hiện phương pháp làm việc theo nhóm, giảng viên đóng vai trò là người chuyển giao kiến thức và hiểu biết,chuẩn bị,tổ chức, theo dõi việc thực hiện và đánh giá tổng kết kết quả làm việc của các nhóm.Như vậy công việc của giảng viên trong làm việc theo nhóm không bao giờ là thừa, trái lại đó là một sự rất cần thiết để giúp cho các nhóm đạt được kết quả trong việc tìm ra những giải pháp, câu trả lời cho vấn đề được đưa ra.
Cùng với việc đổi mới phương pháp giảng dạy thì những ưu điểm cơ bản trên sẽ phần nào nhấn mạnh được vai trò quan trọng của phương pháp giảng dạy theo nhóm. Vai trò của người dạy là điều khiển hoạt động của người học, còn người học là trung tâm của hoạt động đó. Kết quả của hoạt động này là những yêu cầu cụ thể và nhiệm vụ của bài học. 
 Trên đây là những điểm mạnh cần quan tâm giúp giảng viên tìm ra được những thông tin có ích  để áp dụng có hiệu quả phương pháp làm việc theo nhóm trong giảng dạy.
3. Những mục tiêu cần đạt trong dạy và học theo nhóm:
+      Làm việc theo nhóm cần động viên tất cả các thành viên tham dự và kích thích tự suy nghĩ của họ.
+      Các thành viên tham dự trong nhóm cần bám vào một chủ đề và tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề đó.
+      Cần kết hợp phương pháp dạy học theo nhóm với các phương pháp đặc trưng bộ môn trên cơ sở nội dung bài học . Các phương pháp này phát huy tính tự giác, tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh dưới sự tổ chức chỉ đạo của giáo viên.
4. Các bước tiến hành phương pháp dạy và học theo nhóm:
    Bước 1: Giảng viên giao nhiệm vụ:
·        Nêu và giải thích rõ ràng mục tiêu làm việc, giao nhiệm vụ một cách rõ ràng cho từng nhóm làm việc để mỗi thành viên trong nhóm hiểu được công việc cần phải làm  và mô tả một cách cụ thể cách thực hiện các nhiệm vụ đó. Cần lưu ý là nếu không đề ra nhiệm vụ rõ ràng thì không có được kết quả thuyết phục.
·        Định thời gian làm việc của mỗi nhóm.
·        Ấn định thời gian để báo cáo kết quả làm việc ở nhóm.
·        Nêu cách thức làm việc của nhóm.
·        Cung cấp các thông tin liên quan với chủ đề.

 Bước 2: Chia nhóm
·        Xác định số lượng người của mỗi phù hợp với yêu cầu làm việc.
·        Lớp học nên được chia làm 4 -6 nhóm mỗi nhóm có khoảng 6-8 học sinh.

 Bước 3: Làm việc trong nhóm
 Bước 4: Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm. Các nhóm khác đóng góp ý kiến và tham gia tranh luận.

 Bước 5: Giảng viên tổng kết và rút ra kết luận về đề tài đã đưa ra.

5.Hướng phát huy ưu điểm của phương pháp dạy và học theo nhóm
·        Nắm rõ 15 quy luật khi làm việc theo nhóm:
1) Quy luật về tầm quan trọng: Một cá nhân riêng lẻ không thể tạo ra thành công lớn được.

2) Quy luật toàn cảnh: Mục tiêu quan trọng hơn là vai trò.

3) Quy luật thích hợp: Tất cả mọi người đều có điểm mạnh riêng của mình.

4) Quy luật thách thức lớn: Thử thách càng lớn thì yêu cầu làm việc theo nhóm càng cao.

5) Quy luật chuỗi: Sức mạnh của cả đội sẽ bị ảnh hưởng nếu như có một liên kết yếu nào đó.

6) Quy luật xúc tác: Những nhóm làm việc thành công có những cá nhân có thể thay đổi mọi thứ.

7) Quy luật tầm nhìn: Tầm nhìn giúp cho mọi thành viên có phương hướng hoạt động và sự tự tin.

8) Quy luật “con sâu làm rầu nồi canh”: Những thái độ không tốt có thể làm hỏng cả đội.

9) Quy luật về lòng tin: Những người cùng làm việc trong nhóm phải tin tuởng lẫn nhau khi làm việc.

10) Quy luật chi phí: Nhóm làm việc sẽ thất bại trong việc vươn tới tiềm lực của mình khi thất bại trong việc trả giá.

11) Quy luật ghi điểm: Nhóm có thể tạo ra những điều chỉnh khi biết rõ vị trí của mình.

12) Quy luật vị trí: Những nhóm giỏi có tầm hiểu biết rộng.

13) Quy luật nhận dạng: Những giá trị chung xác định rõ bản chất của nhóm.

14) Quy luật giao tiếp: Sự tác động lẫn nhau kích thích hoạt động tốt hơn.

15) Quy luật về sự lợi thế: Sự khác nhau giữa hai nhóm làm việc hiệu quả tương tự nhau là khả năng lãnh đạo củ nhóm trưởng.
·      Trưởng nhóm luôn phải phát huy năng lực lãnh đạo của mình bằng cách:
          1) Đưa ra quy định chung của nhóm (cần sự đồng thuận của mọi người)
          2) Tôn trọng ý kiến của người khác
          3) Xử trí vấn đề, chứ không bới móc cá nhân
4) Nắm được và thực hiện mục tiêu cụ thể, không quá khả năng của nhóm.
5) Khuyến khích các thành viên bày tỏ quan điểm, các góc nhìn khác nhau và đối thoại chân thành
6) Sẵn sàng thừa nhận trách nhiệm đối với phần việc của mình, chia sẻ cảm xúc chứ không đổ lỗi.
7) Biết lắng nghe, quan tâm việc xây dựng các mối quan hệ trong nhóm. Tổ chức cuộc họp để các thành viên ngồi lại cùng nhau xem xét khi có vấn đề, và cách phòng tránh tình trạng tái diễn.
8) Ghi nhận công sức và cổ vũ thành quả của các thành viên trong nhóm bên cạnh việc luôn duy trì kỷ luật của nhóm.
·      Các thành viên trong nhóm cần
1) Đúng giờ, điều đó giúp cho các thành viên khác trong nhóm làm việc không phải mất thêm thời gian nhắc lại những gì đã thảo luận cho bạn.
          2) Luôn đặt mục tiêu của cuộc thảo luận lên hàng đầu, tránh nói chuyện về những chủ đề không liên quan, gây loãng chủ đề, thiếu tập trung.
 3) Hãy nghĩ mình là một phần của nhóm chứ không phải một cá nhân riêng lẻ. Thảo luận với cả nhóm chứ không phải chỉ với người ngồi cạnh bạn. Đừng ngắt lời người khác. Hãy rõ ràng và ngắn gọn, nếu có gì chưa rõ, hãy hỏi lại khi họ kết thúc.
4) Thuyết phục mọi người bằng lý lẽ và dẫn chứng, không cố chấp, chỉ trích. Đừng phản đối ngay ý kiến của người khác dù bạn có thấy nó thiếu thực tế đến đâu. Cũng đừng gắn mỗi cá nhân với ý kiến của họ, chỉ thảo luận về ý kiến thôi, đừng chỉ trích riêng ai cả.
5) Tôn trọng những thành viên khác và hướng tới mục tiêu chung. Hãy luôn tâm niệm rằng, kết quả cuối cùng thu nhận được phải là sự đồng lòng của cả nhóm, kể cả những cá nhân có ý kiến bị bác bỏ. Việc này không thể nhanh chóng đạt được mà phải cần có thời gian.
KẾT
   Ngày nay, khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì yêu cầu làm việc theo nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết vì trong thực tế cuộc sống không có ai là hoàn hảo, do đó làm việc theo nhóm có thể tập trung được những mặt mạnh của từng người và bổ sung, hoàn thiện cho nhau những điểm yếu, hơn nữa nó còn tạo ra được niềm vui và sự hứng thú trong học tập. Vì vậy chúng ta cần phải thấy được những ưu điểm của hình thức dạy học theo nhóm để phát huy được những điểm mạnh của nó.
  Cùng với việc đổi mới phương pháp giảng dạy thì những ưu điểm cơ bản trên sẽ phần nào nhấn mạnh được vai trò quan trọng của phương pháp giảng dạy theo nhóm. Vai trò của người dạy là điều khiển hoạt động của người học, còn người học là trung tâm của hoạt động đó.







DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
9. Giáo trình "Quản lý quá trình sản xuất" của trường ĐH sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh và tài liệu "Quản trị học" tác giả Nguyễn Thị Liên Diệp - Nhà xuất bản Thống Kê, cùng một số tài liệu sưu tầm trên internet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét